Tóm tắt nội dung
Chợ Đà Lạt ở đường nào của thành phố Đà Lạt?
Hiện tại, chợ Đà Lạt nằm trên con đường có lượng xe cộ qua rất nhiều, bên cạnh chợ có con đường Hòa Bình hay còn gọi là khu Hòa Bình. Còn đường của chợ có tên là Nguyễn Thị Minh Khai một con đường rất độc đáo của thành phố Đà Lạt.
Chợ Đà Lạt là trung tâm thương mại lớn nhất của thành phố Đà Lạt. Hay còn được gọi là con tim của thành phố. Nơi đây không đơn giản là nơi buôn bán mà còn là nơi du khách có thể đến như một nơi tham quan. Chợ buôn bán rất nhiều đồ từ thực phẩn cho đến quần áo và thủ công mĩ nghệ. Hằng đêm nơi đây có tổ chức chợ đêm cho nên hay gọi là “chợ đên đà lạt”
Lịch sử hình thành chợ đêm Đà Lạt
Các mốc xây dựng:
- Năm 1929, nơi đây được gọi là “chợ cây” vì ngày thời điểm này chợ được dựng lên bằng cây gỗ và lợp tôn.
- Năm 1937, “Chợ Cây” gặp sự cố hỏa loạn lớn là ngôi chợ bị thiệt hại nặng và hầu như bị thiêu rụi hoàn toàn do chợ được làm bằng cây dễ cháy. Sau đó “Chợ Cây” được công ty SIDEC xây lại bằng gạch để thay thế “Chợ Cây”
- Năm 1958, chợ Đà Lạt hiện nay được các kiến trúc sư như Nguyễn Duy Đức thiết kế và do nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu thi công. Ngôi chợ được thi công trên vùng đất sình lầy nơi trồng xà lách son, chợ được hoàn thành vào năm 1960.
- Về sau, vị kiến trúc sư lừng danh Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh sửa lại chợ Đà Lạt (đặc biệt là việc thay đổi mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu nổi béton, khu công viên trước chợ, và các dãy phố lầu xung quanh chợ)
- Đến năm 1993, chợ Đà Lạt được xây dựng thêm khối B cho kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế
- Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.
Phát triển xung quanh chợ Đà Lạt.
Hiện tại, xung quanh chợ các khách sạn, biệt thự cho thuê mọc lên như nấm. Nhờ đó chợ Đà Lạt ngày càng trở nên phát triển hơn bao giờ hết.